images

[Ghi nhớ] Các ngày cúng trong năm của Việt Nam nhất định bạn phải biết

Các ngày cúng trong năm – Tổng hợp các ngày lễ trong năm của Việt Nam

Nước ta là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế mà thường khá quan trọng những ngày lễ, cúng với mong muốn tổ tiên, thần linh phù hợp giúp việc làm ăn diễn ra suôn sẻ. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về các ngày cúng trong năm nhé!

Các ngày cúng trong năm cần phải nhớ

Tết nguyên đán

Tết nguyên đán còn có tên gọi khác là tết âm lịch, tết ta, tết cổ truyền. Nó là dịp các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Tết âm lịch thường mang ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc. Tết thường được tính theo đúng chu kỳ vận hành của mặt trời. Cũng vì lẽ đó mà tết nguyên đán thường diễn ra muộn hơn so với tết dương lịch.

các ngày lễ trong năm

Tết là một trong các ngày lễ trong năm quan trọng nhất. Quy luật thường là 3 năm nhuận 1 tháng âm lịch cho nên tết âm lịch sẽ không bao giờ xuất hiện vào trước ngày 21/1 và sau 19/2 dương lịch. Thời gian diễn ra tết sẽ vào khoảng cuối tháng 1 cho tới giữa của tháng 2 mỗi năm. Vào dịp tết đến, xuân về các gia đình sẽ sum họp bên nhau, thờ cúng tổ tiên, hái lộc, mừng thọ, thăm hỏi họ hàng…

Tết nguyên tiêu

Đây cũng là một trong các ngày cúng trong năm mà chúng ta không thể bỏ qua. Tết nguyên tiêu được diễn ra vào ngày 15/1, được coi là dịp quan trọng của người châu Á trong tết âm lịch. Rất nhiều nơi còn giữ quan niệm “ cúng cả năm nhưng không thể nào bằng cúng rằm tháng giêng.”

những ngày lễ trong năm

Vào các ngày lễ, từng gia đình sẽ thực hiện cúng cơm chay, hoa quả, hương đèn, xôi gà, mâm lễ mặn, cơm canh để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, lễ phật, lễ chùa với mục đích cầu sự khỏe mạnh, bình an sẽ gõ cửa cả một năm.

Tết hàn thực

Trong tiếng Hán, Hàn có nghĩa là lạnh, còn thực có nghĩa là ăn. Điều này đồng nghĩa với việc, tết hàn thực là việc mọi nhà ăn đồ lạnh. Theo phong tục truyền thống thì nó có nguồn gốc từ Trung Quốc dựa trên một câu chuyện ca ngợi hiền sỹ Giới Tử Thôi. Do Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia có mối liên hệ gần gũi cho nên nước ta bị ảnh hưởng bởi tết hàn thực.

các ngày lễ việt nam

Vào ngày này, tại Việt Nam không hề tưởng nhớ tới Tử Thôi mà mang một ý nghĩa khác. Ngày lễ trong năm này, cả gia đình sẽ thực hiện làm bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên, ông bà và không được đốt lửa.

Bên cạnh đó, dịp này tại nhiều nơi người ta còn dùng bánh để cúng thần hoàng. Cho tới thời điểm hiện tại, cứ mỗi dịp mùng 3 tháng 3 người dân ở tất cả mọi nơi trên cả nước đều làm bánh trôi, bánh chay. Còn với thành thị, ngày xuân mọi người hay đi du ngoạn, ngắm cảnh và hay thưởng thức hương vị tuyệt ngon của bánh chay, bánh trôi.

Giỗ tổ Hùng Vương

Một trong các ngày lễ Việt Nam không thể không nhắc tới đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Từ lâu, ngày này đã được coi là ngày quốc lễ của nước ta. Ngay từ thời xa xưa, những triều đại phong kiến, quân chủ tại Việt Nam đã quản lý đền hùng theo cách giao thẳng tới dân sở để cúng bái, sửa chữa, trông nom, thực hiện giỗ tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Giỗ tổ Hùng Vương

Với người dân địa phương sẽ được phía triều đình miễn thuế ruộng và sưu dịch. Đây là ngày le trong nam của dân tộc nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước, giữ nước của các vị vua Hùng. Toàn bộ nghi thức sẽ được tổ chức tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh

Thanh Minh là tết thường diễn ra ngày ngày 4 hoặc 5 của tháng 4. Khi đó tiết trời xuân phân đã hết và nó sẽ kết thúc vào ngày 20 đến 21 tháng 4 theo múi giờ của các nước đông Á. Từ xa xưa, tết thanh minh đã nằm trong danh sách các ngày cúng trong năm không thể bỏ qua. Đây là dịp để con trong tỏ lòng thành kính đối với tổ phụ, những người đi trước.

Lễ Phật Đản

Thích Ca Mâu Ni là một thái tử thuộc dòng họ Cổ Đàm, tên là Tất Đạt Đa, vương tộc Thích Ca. Ngày sinh ra ngày rằm tháng 4, năm 624 trước tây lịch ở vườn Lâm Tỳ Ni. Cũng theo thường lệ, vào mỗi ngày, cứ vào ngày rằm tháng 4, phần lớn những phật tử và các nước theo phật giáo sẽ tổ chức long trọng ngày mà đức Phật được ra đời.

các ngày lễ trong năm của việt nam

Bắt đầu vào năm 1999, Liên Hiệp Quốc đã công nhận ngày 15/4 là ngày lễ phật đản diễn ra. Thời gian diễn ra lễ hội tất cả mọi người đều sẽ phải thực hiện ăn chay, ở chợ mọi người đều bán đồ chay. Bên cạnh đó, đây là một trong các ngày lễ trong năm của Việt Nam diễn ra nhiều hoạt động như thả cá, thả chim tạo ra niềm vui cho muôn loài. Ở chùa, các phật tử sẽ dựng lên lễ đài, trang trí thêm xe hoa.

Tết đoan ngọ

Tết đoan ngọ còn có tên gọi khác đó là tết đoan dương. Trong tiếng Hán, đoan có nghĩa là mở đầu còn ngọ nghĩa là giữa trưa. Hiểu một cách nôm na tết đoan ngọ bắt đầu vào thời điểm giữa trưa khi mặt trời còn ló rạng.

lịch các ngày lễ trong năm

Vào ngày lễ trong năm này diễn ra vào tết mồng 5 tháng 5,hay là tết giết sâu bọ. Cũng trong quan niệm của cha ông ta từ xa xưa, ở trong bộ phận tiêu hóa của con người sẽ có rất nhiều sâu bọ.

Nếu chúng không được diệt trừ thì sẽ ngày càng phát triển, gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Do đó, để tiến hành nghi thức giết sâu bọ phải sử dụng các loại thức ăn như hoa quả, rượu nếp…

Tết Vu Lan

Một trong các ngày rằm lớn trong năm tại Việt Nam không thể bỏ qua đó là ngày rằm tháng 7. Lễ vu lan là dịp mà con cái tỏ lòng thành kính, báo hiếu tới bậc sinh thành và nó còn là ngày lễ lớn của Phật Hóa. Trong phong tục Á Đông, ngày này trùng với ngày xá tội vong nhân.

Tết Vu Lan

Trong dân gian cũng quan niệm, vào ngày mở cửa địa ngục rất nhiều vong nhân sẽ được ân xá nên có lễ cúng cô hồng với mục đích giúp cho những vong hồn không nhà, không cửa, không người thân và tất cả tù nhân có cơ hội nhận sự khoan hồng. Ở nước ta, vào ngày này mỗi gia đình sẽ chuẩn bị 2 mâm cúng, 1 là cúng ông bà tổ tiên, 2 là mâm cúng chúng sinh đặt ở vỉa hè, sân trước nhà.

Tết trung thu

các ngày rằm lớn trong năm

Trung thu thường diễn ra vào ngày rằm tháng 8. Đây sẽ là dịp để gia đình thực hiện làm cơm cúng gia tiên, bày trái cây để cúng mặt trăng. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ sẽ được thưởng thức nhiều loại hoa quả, bánh kẹo, phá cỗ vào đêm trăng rằm. Hiện nay, tết trung thư trở thành một ngày tết của đông đảo trẻ em.

Cúng ông công ông táo

Ông táo là một tín ngưỡng có từ lâu đời của người Việt Nam. Đây là vị thần bếp núc chuyên cai quản chuyện bếp núc gồm có 3 vị thần là Thổ Kỳ, Thổ Địa và Thổ Công. Họ sẽ định đoạn phúc phận của một gia đình, đem tới phước đức cho những người trong nhà.

Cúng ông công ông táo

Mỗi ngày vào ngày 23 tháng 12 âm lịch, mỗi gia đình sẽ làm lễ cúng ông công ông táo lên chầu trời, có thể cá chép để ông táo cưỡi lên trời bẩm báo với Ngọc Hoàng đại đế. Đây là một trong những lễ cúng bái phổ biến tại Việt Nam.

Trên đây là các ngày cúng trong năm của người Việt Nam. Chúng tôi hy vọng bạn đã có cho mình thông tin hữu ích và đầy đủ nhất. Taxi tải Hải Đăng, người bạn đồng hành chuyên cung cấp dịch vụ chuyển nhà, chuyển văn phòng chuyên nghiệp, trọn gói.

Bình luận
Có 0 bình luận về “[Ghi nhớ] Các ngày cúng trong năm của Việt Nam nhất định bạn phải biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *