images

Phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam – Những phong tục ngày Tết bạn nên biết

Tổng hợp các phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, ngày Tết Nguyên Đán là một dịp rất quan trọng và ý nghĩa, không chỉ là ngày Tết cổ truyền mà còn là dịp để tất cả con cháu cùng quây quần, đoàn tụ bên nhau. Trải qua bao nhiêu năm tháng lịch sử, thì những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam vẫn được lưu giữ, và trở thành một nét văn hóa bản sắc dân tộc.

phong tục tết cổ truyền việt nam

Tìm hiểu về phong tục ngày Tết bạn nên biết

Chợ Tết

Nhắc đến chợ Tết bạn sẽ hình dung ra một không khí sôi động, náo nhiệt, và tấp nập người mua kẻ bán. Không giống như những phiên chợ bình thường trong năm, chợ Tết được biết đến là một trong những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

phong tục ngày tết

Chợ Tết bao giờ cũng đông vui hơn, và không khí hơn rất nhiều. Người đi chợ không chỉ đi mua sắm Tết, mà còn tận hưởng bầu không khí Tết đến xuân về, vì vậy chợ Tết chính là phong tục ngày Tết được nhiều người mong chờ đến.

Câu đối Tết

Hình ảnh các thầy đồ ngồi viết thư pháp, sẽ khiến nhiều người liên tưởng đến Tết xưa. Tuy nhiên bây giờ rất nhiều gia đình đã trang hoàng nhà cửa để đón xuân bằng cách treo các câu đối đỏ, và trở thành phong tục ngày Tết Việt Nam.

Những câu đối được viết bằng chữ Nho màu đen, hay màu vàng trên những tờ giấy đỏ hay hồng đào, mang ý nghĩa may mắn, tốt đẹp, và thành công trong sự nghiệp của tất cả các thành viên trong gia đình.

Phong tục cúng ông Táo

Hàng năm cứ đến ngày 23 âm lịch, người Việt Nam lại có phong tục tập quán ngày Tết chính là cúng ông Táo. Ông Táo hay còn gọi là thần Bếp, có trách nhiệm theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình và trình báo lên Trời.

các phong tục ngày tết

Cứ vào ngày 23 âm lịch nhà nhà đều dọn nhà cửa sạch sẽ, bếp núc gọn gàng để làm lễ cúng ông Táo và tiễn ông lên Trời, để ông báo cáo những điều tốt đẹp nhất. Để năm mới bình an và may mắn.

Hoa tết

Bất cứ ai cũng đều mong muốn mỗi dịp Tết đến xuân về nhà cửa đều được trang hoàng đẹp mắt, và tràn ngập không khí Tết. Vì vậy hoa tết không thể thiếu trong mỗi gia đình để trang trí ngày Tết truyền thống.

Ở miền Bắc thường lựa chọn cành đào đỏ thắm để trang trí trong nhà, với quan niệm đào có thể trừ ma và mọi thế lực xấu xa, đồng thời màu đỏ lại chứa sinh khí mạnh, mang đến may mắn.

Còn miền Trung và miền Nam thường trưng Tết bằng cành mai vàng rực rỡ, vì màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng, phú quý giàu sang. Ngoài ra trong mỗi gia đình đều có một bình hoa tươi để trang trí, và thờ cúng để mang đến một không gian tràn ngập sắc xuân.

Phong tục ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam

tết truyền thống việt nam

Phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam là một nét đẹp và là bản sắc của dân tộc, cùng điểm qua một số phong tục ngày Tết:

Lễ cúng tổ tiên

Ngày Tết cổ truyền cũng chính là dịp để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Vì vậy lễ cúng ngày Tết chính là mang ý nghĩa mời tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình.

những phong tục ngày tết

Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên sẽ được bày 1 mâm cỗ bao gồm các món ăn đặc trưng ngày Tết của từng vùng miền. Người chủ của gia đình sẽ thắp hương, và cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì, chứng giám lòng thành và cầu mong một năm mới bình an, may mắn.

Xông đất đầu năm

Phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam chính là xông đất đầu năm, buổi sáng đầu tiên của năm, là thời điểm mà mọi thứ đều mới mẻ, người khách đầu tiên đến chúc Tết gia chủ trong năm mới là người xông đất.

Theo quan niệm dân gian người xông đất rất quan trọng, có ảnh hưởng đến hậu vận của cả gia đình trong năm mới, do vậy mà nhiều gia đình thường lựa chọn người xông đất rất cẩn thận.

Chúc Tết

Phong tục tập quán ngày Tết không thể nhắc đến chính là chúc Tết, cứ sáng mùng 1 Tết con cháu lại tụ họp và quây quần ở nhà ông bà để chúc Tết. Theo quan niệm cứ năm mới tới, mỗi người lại thêm một tuổi nên ngày mùng 1 Tết cúng chính là ngày chúc thọ ông bà và các bậc cao niên.

Lì xì

phong tục tập quán ngày tết

Một phong tục ngày Tết được lưu truyền từ đời này sang đời khác, với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất và lấy may mắn trong đầu năm mới. Phong bao lì xì tượng trưng cho tài lộc, người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì với niềm tin rằng trong năm mới mình sẽ được phát tài phát lộc.

Xin chữ đầu xuân

Từ mùng 2 Tết trở đi, theo tục lệ ngày Tết của người Việt Nam thường đi xin chữ cầu may mắn cho một năm mới an lành và hạnh phúc. Những người đi xin chữ không chỉ có học sinh, sinh viên mà ngay cả những người thanh niên, lớn tuổi đều xin chữ.

Phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam được lưu giữ bao nhiêu đời và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã tạo nên một nét văn hóa rất đặc sắc của nước ta.

Bình luận
Có 0 bình luận về “Phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam – Những phong tục ngày Tết bạn nên biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *